
Âm nhạc Giao hưởng
ý nghĩa của ngôn từ "giao hưởng" (symphonie) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng
Tình trạng: Còn hàng
Liên hệ đặt hàng: 0913500956
Giá: Liên hệ
Danh mục: Tin tức Kiến thức.
Mô tả chi tiết
ý nghĩa của ngôn từ "giao hưởng" (symphonie) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ, "giao hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây (viôlông, viôlôngxen, viôla, côngtrơbas), dàn kèn trong đó có kèn gỗ (fluýt, oboa, claninet, fagốt), kèn đồng (trompét, trombôn, cor, tube) và bộ gõ. Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.
Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc. Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonate gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - ý. Dần dần, qua quá trình phát triển, trong thành phần của tác phẩm giao hưởng bắt đầu có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và menuett (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương. Sau đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonate hoặc rondo - sonate. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã hình thành nên nhiều tác phẩm giao hưởng ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème). Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphonie). Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng balê, giao hưởng thanh xướng kịch v.v... Điều quan trọng nhất trong giao hưởng, đó là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logich kết hợp với sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.
Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Aáo Hayđơn, chính vì vậy ông được gọi là "cha đẻ của giao hưởng". Có thể nói, nghệ thuật giao hưởng đã tìm thấy đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Hayđơn, Mozart, Betthoven). Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C - dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người". Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9, Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Schubert, Traicovsky, Berlioz, List, Debbussy, Maler, Prokofiev và Soxtakovic v.v...
Trong dòng nhạc hàn lâm của nước ta, nghệ thuật giao hưởng tuy còn non trẻ nhưng đã cống hiến cho nền âm nhạc của đất nước những tác phẩm đặc sắc như các giao hưởng "Quê hương Việt Nam" (Hoàng Việt), "Đồng Khởi" (Nguyễn Văn Thương), "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rapdodie Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v... mong rằng nghệ thuật giao hưởng của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp âm nhạc
Sản phẩm liên quan
-
Đổi đàn cũ lấy đàn mới tại cửa hàng đàn guitar Hữu Thủy
Giá: Liên hệ
-
Học đàn guitar được tặng ngay một cây đàn guitar
Giá: Liên hệ
-
Gala “Gặp nhau cuối năm” câu lạc bộ đàn Guitar 531 Giải Phóng
Giá: Liên hệ
-
Mua đàn guitar ở đâu
Giá: Liên hệ
-
Lịch sử các loại nhạc cụ: Phân II - Violin
Giá: Liên hệ
-
Lịch sử các loại nhạc cụ: Phần I - Piano
Giá: Liên hệ
-
Giá đàn piano Yamaha, Roland, Kawai, Rolex
Giá: Liên hệ
-
Cách chọn dây đàn guitar, có những loại nào, giá cả ra sao?
Giá: Liên hệ
-
Nguồn gốc đàn guitar như thế nào?
Giá: Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Đàn guitar
- Đàn Organ
- Kèn
- Đàn Piano
- Đàn Electone 3 Dàn
- Đàn Violin Viola cello
- Trống drum
- Conga Bongo
- Kèn Harmonica Melodion
- Nhạc cụ dân tộc
- Accordion
- Amplifier
-
Phụ kiện
- Hộp Đàn
- Dây đàn Guitar cổ điển
- Mandolin Banjo Oud Strings
- Tambourine Series
- Dây đàn guitar điện
- Dây đàn Violin Cello Bass
- Capo - Polishing Oil - Slides
- Dây đàn guitar điện Bass
- Picks - Pitch Pipe - Diecast
- Dây đàn nhạc cụ truyền thống
- Dây guitar Acoustic (dây sắt)
- Giá Đỡ-Stands
- Dây đàn Violin
- Dùi-Drum Sticks
- Guitar Equalizers Pickup
- Maraca-Sound Eggs
- Tuner-Metronome
- Zoom
Tin tức
-
Học đàn guitar cơ bản
-
Nguồn gốc tên của 7 note nhạc trong âm nhạc
-
"Kỳ nhân" đánh đàn bằng răng
-
Ngạc nhiên với 9 loại nhạc cụ kỳ lạ nhất thế giới
-
Nhạc cụ Appalachian Dulcimer
-
Nhạc cụ dân tộc và ca trù
-
Để âm nhạc thay bạn dạy con
-
Nhạc cụ Ajaeng
-
Nhạc cụ Aeolian Harp
-
Khi ca trù, nhạc thể nghiệm... ra đường
Hỗ trợ trực tuyến
0913 500 956 (Hữu Thủy)Video
THỐNG KÊ
Lượt truy cập: 3080619Đang online: 17