
Nhạc cụ dân tộc và ca trù
Trong bài “Tôi chỉ là người đem hạt giống” đăng trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 11-10-2009, có đoạn: “… Nhưng nhiều người Việt Nam khi được hỏi chầu văn và ca trù khác nhau như thế nào thì không biết;
Tình trạng: Còn hàng
Liên hệ đặt hàng: 0913500956
Giá: Liên hệ
Danh mục: Tin tức Kiến thức.
Mô tả chi tiết
- Hát ca trù hay hát ả đào, theo Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia, là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam,
kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ
15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả
yêu thích.
Một chầu hát cần có ba
thành phần chính: một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ
phách gõ lấy nhịp; một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy
phụ họa theo tiếng hát; người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường
là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng
tiếng trống. Hát văn, còn gọi
là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền
của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín
ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hát văn có xuất xứ ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dàn nhạc hầu bóng gồm
có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một
cảnh đôi, một phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà
người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác. Nhưng đàn
nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi là các nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách
của dàn nhạc nên không thể thiếu được. Đàn đáy, cũng
theo Wikipedia, là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo ra. Không rõ đàn
đáy xuất hiện từ bao giờ nhưng đã được nhắc đến gần 200 năm qua. Đàn
đáy có tên gốc là “đàn không đáy” tức “vô để cầm” (Wikipedia ghi là “vô
đề cầm” – ĐNCT), vì nó không có đáy. Do đó người ta gọi tắt là đàn đáy
lâu ngày thành tên chính thức như hiện nay. Một giả thuyết khác cho
rằng nhạc cụ này có dây đeo bằng vải, dây này trong chữ Hán là “đái”
(đai) nên mới gọi là “đàn đái”, đọc chệch lâu ngày thành “đàn đáy”. Người
biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với
những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Trước đây đàn đáy đệm cho
hát ả đào cùng với phách và trống, ngày nay nó thường hiện diện trong
một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu.
Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, người miền Nam gọi là đàn kìm, có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.
Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc “Ngũ tuyệt” của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển cùng với bốn nhạc cụ khác gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo. Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.
Sản phẩm liên quan
-
Đổi đàn cũ lấy đàn mới tại cửa hàng đàn guitar Hữu Thủy
Giá: Liên hệ
-
Học đàn guitar được tặng ngay một cây đàn guitar
Giá: Liên hệ
-
Gala “Gặp nhau cuối năm” câu lạc bộ đàn Guitar 531 Giải Phóng
Giá: Liên hệ
-
Mua đàn guitar ở đâu
Giá: Liên hệ
-
Lịch sử các loại nhạc cụ: Phân II - Violin
Giá: Liên hệ
-
Lịch sử các loại nhạc cụ: Phần I - Piano
Giá: Liên hệ
-
Giá đàn piano Yamaha, Roland, Kawai, Rolex
Giá: Liên hệ
-
Cách chọn dây đàn guitar, có những loại nào, giá cả ra sao?
Giá: Liên hệ
-
Nguồn gốc đàn guitar như thế nào?
Giá: Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Đàn guitar
- Đàn Organ
- Kèn
- Đàn Piano
- Đàn Electone 3 Dàn
- Đàn Violin Viola cello
- Trống drum
- Conga Bongo
- Kèn Harmonica Melodion
- Nhạc cụ dân tộc
- Accordion
- Amplifier
-
Phụ kiện
- Hộp Đàn
- Dây đàn Guitar cổ điển
- Mandolin Banjo Oud Strings
- Tambourine Series
- Dây đàn guitar điện
- Dây đàn Violin Cello Bass
- Capo - Polishing Oil - Slides
- Dây đàn guitar điện Bass
- Picks - Pitch Pipe - Diecast
- Dây đàn nhạc cụ truyền thống
- Dây guitar Acoustic (dây sắt)
- Giá Đỡ-Stands
- Dây đàn Violin
- Dùi-Drum Sticks
- Guitar Equalizers Pickup
- Maraca-Sound Eggs
- Tuner-Metronome
- Zoom
Tin tức
-
Học đàn guitar cơ bản
-
Nguồn gốc tên của 7 note nhạc trong âm nhạc
-
"Kỳ nhân" đánh đàn bằng răng
-
Ngạc nhiên với 9 loại nhạc cụ kỳ lạ nhất thế giới
-
Nhạc cụ Appalachian Dulcimer
-
Nhạc cụ dân tộc và ca trù
-
Để âm nhạc thay bạn dạy con
-
Nhạc cụ Ajaeng
-
Nhạc cụ Aeolian Harp
-
Khi ca trù, nhạc thể nghiệm... ra đường
Hỗ trợ trực tuyến
0913 500 956 (Hữu Thủy)Video
THỐNG KÊ
Lượt truy cập: 3080711Đang online: 17