Bán nhạc cụ
  • Tin tức
  • SẢN PHẨM
    • Đàn guitar
    • Đàn Organ
    • Kèn
    • Đàn Piano
    • Đàn Electone 3 Dàn
    • Đàn Violin Viola cello
    • Trống drum
    • Conga Bongo
    • Kèn Harmonica Melodion
    • Nhạc cụ dân tộc
    • Accordion
    • Amplifier
    • Phụ kiện
  • Giới thiệu
  • Thanh toán
  • Tin tức
  • Bảo Hành
Bán nhạc cụ
  • Tin tức
  • SẢN PHẨM
    • Đàn guitar
    • Đàn Organ
    • Kèn
    • Đàn Piano
    • Đàn Electone 3 Dàn
    • Đàn Violin Viola cello
    • Trống drum
    • Conga Bongo
    • Kèn Harmonica Melodion
    • Nhạc cụ dân tộc
    • Accordion
    • Amplifier
    • Phụ kiện
  • Giới thiệu
  • Thanh toán
  • Tin tức
  • Bảo Hành
  • Liên hệ
0913500956

DANH MỤC SẢN PHẨM

  • Đàn guitar
    • Đàn Guitar Acoustic
    • Đàn Guitar Classic
    • Đàn Guitar Điện Bass
    • Đàn guitar cũ Nhật
    • Đàn Guitar Điện
    • Đàn guitar có EQ
    • Đàn Guitar giá sinh viên Guitar rẻ
    • Đàn Ukulele
    • Đàn guitar cao cấp
    • Đàn guitar bán chạy
    • Đàn guitar trẻ em
    • Đàn guitar cho người mới học
  • Đàn Organ
    • Đàn Yamaha Organ
  • Kèn
    • Kèn Saxophone
    • Kèn Sousaphone
    • Kèn Trombones
    • Kèn Trumpet
    • Kèn Baritones
    • Kèn Euphoniums
    • Kèn Flute
    • Kèn Tubas
    • Kèn Alto Tenor Horns
    • Kèn Clarinet
    • Kèn French Horns
    • Kèn Cornopean
    • Kèn Pianica
    • Kèn đã qua sử dụng
  • Đàn Piano
    • Đàn Piano Yamaha Grand
    • Đàn Piano Yamaha Upright
    • Đàn Piano Điện Yamaha
    • Đàn piano Kawai Upright
    • Đàn piano điện Casio
    • Đàn Piano cũ giá rẻ
  • Đàn Electone 3 Dàn
    • Đàn Yamaha Electone
    • Đàn Electone Roland
  • Đàn Violin Viola cello
    • Đàn Violin
    • Đàn Viola
    • Đàn Cello
    • Double Bass
  • Trống drum
    • Trống
  • Conga Bongo
    • Conga/Bongo
  • Kèn Harmonica Melodion
    • Kèn Harmonica Chromatic
    • Kèn Harmonica Diatonic
    • Kèn harmonica tremolo
    • Melodion
  • Nhạc cụ dân tộc
    • Nhạc cụ dân tộc
  • Accordion
    • Accordion
  • Amplifier
    • Amplifier
  • Phụ kiện
    • Hộp Đàn
    • Dây đàn Guitar cổ điển
    • Mandolin Banjo Oud Strings
    • Tambourine Series
    • Dây đàn guitar điện
    • Dây đàn Violin Cello Bass
    • Capo - Polishing Oil - Slides
    • Dây đàn guitar điện Bass
    • Picks - Pitch Pipe - Diecast
    • Dây đàn nhạc cụ truyền thống
    • Dây guitar Acoustic (dây sắt)
    • Giá Đỡ-Stands
    • Dây đàn Violin
    • Dùi-Drum Sticks
    • Guitar Equalizers Pickup
    • Maraca-Sound Eggs
    • Tuner-Metronome
    • Zoom

Tin tức

  • Học đàn guitar cơ bản

    Học đàn guitar cơ bản

  • Nguồn gốc tên của 7 note nhạc trong âm nhạc

    Nguồn gốc tên của 7 note nhạc trong âm nhạc

  • "Kỳ nhân" đánh đàn bằng răng

  • Ngạc nhiên với 9 loại nhạc cụ kỳ lạ nhất thế giới

    Ngạc nhiên với 9 loại nhạc cụ kỳ lạ nhất thế giới

  • Nhạc cụ Appalachian Dulcimer

    Nhạc cụ Appalachian Dulcimer

  • Nhạc cụ dân tộc và ca trù

    Nhạc cụ dân tộc và ca trù

  • Để âm nhạc thay bạn dạy con

    Để âm nhạc thay bạn dạy con

  • Nhạc cụ Ajaeng

    Nhạc cụ Ajaeng

  • Nhạc cụ Aeolian Harp

    Nhạc cụ Aeolian Harp

  • Khi ca trù, nhạc thể nghiệm... ra đường

    Khi ca trù, nhạc thể nghiệm... ra đường

Hỗ trợ trực tuyến

0913 500 956 (Hữu Thủy)

ĐỐI TÁC

Ken Harmonica
Trong
Dan Piano

Video

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 3141318
Đang online: 3

Tags:

Đàn guiar giá rẻ, cửa hàng đàn guitar, bán guitar cũ, đàn piano Yamaha, piano giá rẻ, kèn harmonica giá rẻ, đàn ghi ta, đàn organ, bán đàn piano uy tín, kèn saxophone, đàn piano điện,
 
Tin tức Kiến thức  
may cat giay Trang chủ | Tin tức | Tin tức Kiến thức
Dị nhân với cây “rồng sắt“ biết hát
Gọi ông là dị nhân bởi lẽ khắp trong Nam, ngoài Bắc ông là người duy nhất vừa có thể biểu diễn thành thục bài võ sáo “độc nhất vô nhị”, vừa có thể ngân nga hàng trăm khúc nhạc trên cây sáo sắt nặng tựa xà beng. Ông là võ sư Trịnh Như Quân, truyền nhân của võ sáo Yên Thế.

Bộ sáo khủng

Tôi bất ngờ ghé thăm tư gia của võ sư Trịnh Như Quân giữa thành phố Bắc Giang vào lúc ông vừa đi in bản nhạc “Khúc hát sông quê” để tập luyện cho chương trình biểu diễn xuân Nhâm Thìn. Năm nay, ông đã ở cái tuổi lục tuần, tóc lơ phơ bạc nhưng dáng đi của con nhà võ hãy còn nhanh nhẹn, đôi mắt tinh anh, giọng nói sang sảng và phong độ đi quyền múa sáo, lấy hơi thổi hàng trăm ca khúc vẫn chưa hề có dấu hiệu của tuổi tác.

Trên chiếc chõng tre đặt giữa nhà là cây sáo sắt mới trình làng của ông. Ngắm nghía cây sáo mà tôi không khỏi ngạc nhiên về sự kỳ dị. Sáo là nhạc cụ, nó có thể bằng tre, bằng trúc nhưng đằng này lại được rèn bằng sắt, dài quá đầu người trưởng thành, nặng ngang xà beng thì đúng là “của độc”. Không thẳng thớn như bình thường, cây sáo còn uốn lượn như rồng, như rắn với những đường cong mềm mại khiến người ta “mắt chữ A, mồm chữ O” vì kinh ngạc.

Cười hà hà, ông bảo: “Nhìn cây sáo nhỏ nhắn nhưng nó nặng tới năm kg và dài tới hai mét.   Năm nay là năm Thìn nên cây sáo được chế tạo tựa theo dáng rồng lượn. Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Lại là rồng thời Lý với những đặc điểm đầu rùa, mình trơn. Tôi lựa chọn nó bởi lẽ đất Kinh Bắc chính là nơi phát tích của vương triều Lý huy hoàng trong lịch sử”.

Ngoài cây sáo rồng mới ra lò, ông còn sở hữu những cây sáo sắt mà không ai có thể nghi ngờ gì về kỷ lục lớn, nặng nhất của nó. Từ cây sáo bằng sắt nặng dưới 1 kg, ông đã “nâng đời”, rèn một cây sáo có tên “Giọt mưa thu” nặng 2.8 kg, dài 1m, có độ dày đến 0,5cm; một cây tên là “Tiêu Tương”, dài 1,6m - nặng 4 kg; một cây tên là “Cõi Thiên Thai” nặng 3,5 kg...Mỗi cây đều được đặt tên theo những ca khúc nỗi tiếng của Đặng Thế Phong, Văn Cao...

Để có được những cây sáo xếp vào hàng “độc nhất vô nhị”, võ sư Quân đã phải “lao tâm khổ tứ” nhiều tháng ròng để rèn rũa những cái cọc xà beng khổng lồ thành một cây sáo đích thực. Việc chế táo sáo bằng những cây sắt “khủng” bất chấp những nguyên tắc thông thường của vật lý, hóa học trong chế tạo nhạc cụ. Thế mà âm thanh của tiếng sáo sắt tạo ra rất khỏe, hơn hẳn các chất liệu khác.

Ông Quân lùng mua thứ sắt thép đặc biệt, rồi đặt hàng rèn sáo tại một lò rèn nổi tiếng ở làng thép Đa Hội, Bắc Ninh, nơi từng luyện kiếm khét tiếng xưa kia. Sáo liền khối, không chắp nối mà vẫn đảm bảo những tiêu chuẩn về âm nhạc. Chữ Nho, hình cánh chim Lạc dọc trên thân sáo được khắc tinh sảo. Chữ trên thân sáo là của ông giám đốc Bảo tàng Bắc Giang, nét khắc của một nghệ nhân đã từng khắc chữ trên bia đá Văn Miếu, đủ thấy ông Quân công phu với những đứa con tinh thần như thế nào.

Rồi ông còn khoan lỗ sáo, chỉnh âm-cái công việc vốn dĩ đòi hỏi một năng khiếu âm nhạc và đôi tài thỉnh âm cực kỳ tinh nhạy. Có như thế những nốt nhạc phát ra mới tròn vành, mới có thể hòa nhạc điện tử và đáp ứng tốt những tiêu chuẩn quốc tế. Vui chén trà, ông bảo: “Sáo có kích thước khủng nên không ít lần tôi đã dở khóc, dở cười với chúng. Có lần không được cho lên xe khách, có lần bị cấm vào nơi biểu diễn vì người ta tưởng mình mang theo vũ khí...”

Trịnh Như Quân và Hà Phương Thọ tạo nên một “cặp bài trùng”.

Tuyệt kỹ võ sáo

Ăn vội bữa trưa với cơm nếp, muối vừng trên chiếc chõng tre, võ sư Trịnh Như Quân kéo tôi tới một khu “điền trang” của một đại gia giàu có, nơi ông đã biểu diễn quen mặt. Cầm cây sáo rồng ra xe, ông bảo: “Cái thứ võ sáo tinh diệu lẫn âm thanh vi vu từ cây sáo sắt phải được biểu diễn ở một khung cảnh đẹp. Đó là không gian thâm nghiêm, cổ kính của chùa Bổ hay nơi non xanh, nước biếc, có đá, có suối giữa thiên nhiên thì mới có thể cảm nghiệm hết được”.

Đứng thế tấn trên một đồi cỏ giữa khu điền trang, võ sư Quân áo cổ tròn, cài khuy của con nhà võ, nhẹ nhàng nâng cây sáo sắt lên ngang vai, rồi bất thần xoay mình chuyển thế, cây sáo vèo vèo, tiếng gió rít đến lạnh gáy người thưởng, vút lên trong không trung, rồi bổ một cú như trời giáng xuống nền cỏ tạo thành vết lõm. Với 53 chiêu thức võ công được biến hoá để tạo sức công phá cho sáo sắt, bài võ “Bóng trăng Phồn Xương” thật sự có sức sát thương mạnh mẽ.

Những thế võ sáo ảo diệu, tinh vi, đạt đến trình độ tuyệt kỹ mà đằng sau đó là một nội công thâm hậu lẫn bản lĩnh dũng mãnh của người luyện võ. Thành công ngày hôm nay của võ sư Trịnh Như Quân là kết quả của những năm tháng miệt mài khổ luyện dưới bóng trăng rừng Phe. Năm 1991, trong một lần đi điền dã sưu tầm các bài võ cổ, vào bản Rừng Phe, gặp được cụ Triệu Quốc Uý-truyền nhân cuối cùng của bài sáo võ “Bóng trăng Phồn Xương”-ông Quân đã ngay lập tức bị hút hồn bởi tuyệt kỹ sáo võ Yên Thế.

Tương truyền đây chính là ngón võ sở trường và đam mê của chính Hùm xám Hoàng Hoa Thám. Thế võ biến hóa vừa là một cây sáo chơi “nhạc” vừa là một thứ vũ khí khi xung phong giữa trận tiền đã khiến cho bao quân địch kinh hồn bạt vía giữa núi rừng Yên Thế. Thời gian trôi đi, thế võ “thiết địch” (sáo sắt) đã tưởng chìm vào quên lãng với bao huyền thoại hư hư thực thực thì cũng là lúc ông Quân bỏ công bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa vào rừng Phe “bái sư” luyện võ.

Suốt nhiều ngày, nhiều tháng khổ luyện, lại sẵn năng khiếu và bản lĩnh võ thuật, ông Quân đã học được cách tạo âm thanh và các ngón võ biến ảo của cây sáo sắt lạnh ngắt. Đến năm 1993, ông Quân bắt đầu biểu diễn bài “Bóng trăng Phồn Xương” và sáo võ đá chính thức được ghi vào “Sổ tay võ thuật toàn quốc”, các chiêu võ sáo đã đoạt nhiều giải đặc biệt trong các hội diễn thể thao trong cả nước. Tháng 6/2008, ông cùng võ sáo Việt Nam đã được trao giải nhì trong “Liên hoan điện ảnh và truyền hình thể thao quốc tế - FICTS Việt Nam lần thứ IV”.

Xà beng biết hát

Nếu chỉ biểu diễn võ sáo thông thường thì cây sáo sắt cũng chả khác gì những cây gậy, cây kiếm, điều đặc biệt ở đây là võ sư Trịnh Như Quân còn khổ luyện biểu diễn thành công biến tác phẩm của mình thành những cái “xà beng biết hát”, “rồng sắt biết hát” làm say đắm bao người hâm mộ khắp trong và ngoài nước.

Đưa cây sáo sắt lạnh ngắt lên ngang môi, ông Quân đắm đuổi thổi. Kỳ lạ, chỉ riêng cái việc vác sáo lên vai đã khiến người khác ê ẩm cả người, mà ông Quân chơi đủ cả kim cổ giao duyên. Đến đoạn của Đặng Thế Phong: “Giọt mưa thu/ thánh thót rơi/ trời lắng u hoài/ mây hắt hiu ngừng trôi”, tiếng sáo vẫn bay bổng giữa trời khiến người xem không ngừng vỗ tay khen ngợi.

Niềm say mê âm nhạc như đã ngấm vào máu, cho đến nay võ sư Trịnh Như Quân có thể biểu diễn hàng trăm bài hát mà không cần nhìn bản nhạc. Từ Tiếng sáo người lính trẻ, Ngày hội non sông, Làng Tôi, Đàn Chim Việt cho tới những: Suối mơ, Thiên thai, Giọt mưa thu, Con thuyền không bến, Một cõi đi về...ông đều có thể biểu diễn một cách thành thục như đã “in vào trong não”.

Quả thực lúc đầu tôi không dám nghĩ, cái cây sáo sắt nặng như xà beng, uốn lượn như rồng kia lại có thế phát ra tiếng nhạc, mà lại do một ông đã sáu mươi tuổi biểu. Thế nhưng xem ông biểu diễn mới thấy sức “thổi hơi” của ông khỏe thật, gân cốt lẫn nội công của ông quả là thâm hậu. Tôi hiểu rằng, cái khả năng ấy không phải chỉ đơn thuần do luyện tập mà có mà còn do tình yêu với âm nhạc, tình yêu với thứ võ cổ truyền của dân tộc.

Tâm sự trước khi tiễn khách, ông Quân bảo: Cho đến bây giờ sau gần hai chục năm biểu diễn võ sáo, niềm vui nho nhỏ của ông là vừa rồi gặp được một người có thể hát thành công những ca từ của cây sáo sắt. Người nghệ sĩ nghiệp dư Hà Phương Thọ sau những tháng ngày được ông rèn rũa đã tạo nên một “cặp bài trùng” cùng cây sáo sắt. “Chính nhờ có tiếng hát mạnh như gươm đao, lạnh như kim khí của Phương Thọ mà tiếng sáo sắt như được thăng hoa hơn”.


 
Các tin đã đăng
• Học đàn guitar được tặng ngay một cây đàn guitar
• Gala “Gặp nhau cuối năm” câu lạc bộ đàn Guitar 531 Giải Phóng
• Giá đàn piano Yamaha, Roland, Kawai, Rolex
• Đổi đàn cũ lấy đàn mới tại cửa hàng đàn guitar Hữu Thủy
• Địa chỉ mua bán đàn piano, đàn guitar, kèn harmonica...tại Hà Nội
• Cách chọn đàn piano cũ chất lượng.
• Mua đàn piano ở đâu tốt?
• Cách chọn dây đàn guitar, có những loại nào, giá cả ra sao?
• Kinh nghiệm chọn mua đàn guitar Acoustic
• Phân biệt Đàn guitar Acoustic và Classic
• Nguồn gốc Đàn guitar điện
• Tư thế khi chơi đàn guitar
• Cấu tạo đàn guitar
• Nguồn gốc đàn guitar như thế nào?
• Học đàn guitar cơ bản
• Mua kèn Harmonica ở đâu, giá bao nhiêu, nên chơi loại nào?
• Cùng lắng nghe những ca khúc mới nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
• Khai trương phòng thử âm đàn guitar
• Đợt hàng guitar 2nd Nhật mới về từ 17/12/2012
• Học đàn guitar ở đâu Hà Nội
• Những ý tưởng độc đáo liên quan đến nhạc cụ
• Để sở hữu một kho nhạc vô tận
• Trình diễn nhạc phim Star Wars với phong cách acapella
• Những bản cover cực độc, cực vui
• Nghệ sĩ chế hàng trăm nhạc cụ từ phế liệu
• Âm nhạc hỗ trợ phẫu thuật tim
• Bé gái bị tiếng đàn bầu “mê hoặc“ từ thuở sơ sinh
• Cậu bé Ê-đê thành thạo 7 loại nhạc cụ dân tộc
• Triều Tiên- đất nước mà ai cũng biết múa hát
• Tại sao chúng ta yêu âm nhạc?
• Nữ nghệ sĩ khỏa thân bên cây vĩ cầm gây sốc
• Voi trổ tài thổi kèn Harmonica
• Cách chọn đàn guitar tốt các loại Acoustic, classic, đệm hát, cổ điển
• Các câu hỏi thường gặp về dây đàn guitar
• Schecter công bố những mẫu đàn Guitar mới cho năm 2011
• 10 danh ca vĩ đại nhất trong lịch sử (Phần 1)
• Chơi đàn guitar ngay trên áo phông cực ấn tượng
• Đàn guitar khủng với 27 dây
• Ấn tượng với chú robot.. chơi đàn piano
• Găng tay với khả năng phát nhạc
• Đàn guitar siêu độc được ghép từ iPhone và iPad
• Biểu diễn nhạc cụ dây ống nước, thí sinh Vietnam's Got Talent ăn cắp tài năng?
• Cách sử dụng bảo trì đàn Piano
• 10 biểu tượng làng nhạc và sự ra đi “ngỡ ngàng” ở tuổi 27 phần 2
• 10 biểu tượng làng nhạc và sự ra đi “ngỡ ngàng” ở tuổi 27
• Mê hoặc bởi âm nhạc truyền thống vùng Bretagne
• Chiến sĩ công an biết chơi nhiều nhạc cụ dân tộc
• Thú vị dàn nhạc trẻ biểu diễn nghệ thuật đường phố
• Học nhạc cụ tốt cho thần kinh của trẻ
• Gặp "vua" nhạc cụ dân tộc tuổi 37
• Hai lão nghệ nhân chế bộ nhạc cụ từ cây dừa
• Thông báo lô hàng 2nd Japan Guitar ( Đàn guitar Nhật cũ )
• Người biết chơi 10 loại nhạc cụ Mông
• Dùng rau quả tấu nhạc bằng… mũi
• Robot chơi nhạc Beatles
• Hàn Quốc giúp Việt Nam phục chế nhạc cụ cung đình
• Phục chế thành công 2 nhạc cụ Nhã nhạc cổ
• Những bản nhạc độc được tạo ra từ…ổ đĩa mềm
• 5 loại nhạc cụ độc đáo và sáng tạo bậc nhất thế giới
• Loại nhạc cụ “tinh khiết” nhất thế giới
• Lịch sử cây đàn Piano
• Người đàn ông trẻ giữ hồn Tây Nguyên
• Tìm thấy violin từng xướng trên tàu Titanic
• Người giữ thang âm đại ngàn
• Chó chơi đàn như người
• Gánh hát kỳ lạ bên Hồ Gươm
• Lionel Hampton - vua đàn vibraphone
• Khi “xế hộp” biến thành nhạc cụ
• Chàng trai khiếm thị chơi được 15 nhạc cụ
• Người âm thầm giữ cồng chiêng cho đất Mường
• Loạt ảnh của hot girl 'gây sốt' với clip chơi 3 nhạc cụ cùng lúc
• Thầy trò Ferguson – Rooney vô duyên với nghệ thuật
• Mua đàn guitar ở đâu
• Clip kì bí dàn nhạc dưới gầm cầu
• Ngày tận thế của một nghệ nhân
• Bức tường biết chơi nhạc khi mưa
• Ðộc đáo nhạc cụ của người Thái
• Thần đồng 8 tuổi chơi guitar điệu nghệ
• Những trang web hỗ trợ học Ukulele hiệu quả nhất
• Lạ lùng những nghệ sỹ “chân đất” chơi nhạc Tây
• Dùng tơ nhện chế ra dây đàn
• Đưa ứng dụng tạo nhạc vào iPhone và iPod touch
• Richard Clayderman- Nghệ sĩ Piano được ghi vào sách kỷ lục GINNESS thế giới
• Có những loại đàn guitar nào?
• Cách bảo quản chăm sóc đàn Guitar
• Lê Thu - nghệ sĩ guitar xuất sắc nhất Châu Á biểu diễn Guitar tại Hà Nội
• Sinh viên chơi đàn guitar điệu nghệ bằng một ngón tay
• Sửng sốt với đàn Guitar cảm ứng
• CÁCH CHỌN ĐÀN ORGAN
• Nguồn gốc tên của 7 note nhạc trong âm nhạc
• Chọn mua đàn guitar tốt, tư vấn kinh nghiệm chọn đàn
• Phan Quốc Anh- Mã la - nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo của người Raglai
• Nhạc cụ dân tộc của một số quốc gia trên thế giới
• Cậu bé mù chơi 5 nhạc cụ
• Độc đáo chế tạo nhạc cụ từ rau củ
• Ban nhạc tự chế tạo nhạc cụ từ rác thải
• Những điều thú vị về âm nhạc.
• Những câu chuyện thú vị về nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart
• "Kỳ nhân" đánh đàn bằng răng
• Chàng trai chơi nhạc bằng... miệng
• Kỳ nhân có cách chơi nhạc kì lạ nhất trên thế giới
• Ngạc nhiên với 9 loại nhạc cụ kỳ lạ nhất thế giới
• Nhạc cụ kì lạ của chàng trai người Phi
• Độc đáo đàn nón Việt Nam
• Ân tình với đàn T’rưng
• Về nước hòa nhạc cho trẻ em
• Nhạc cụ Saxophone
• Các loại Đàn dân tộc Việt Nam
• Từ dân ca 'chế' ra hợp xướng
• "Thực đơn" âm nhạc cao cấp
• Nhạc cụ truyền thống Việt Nam
• Những nhạc cụ đặc biệt nhất thế giới.
• Âm nhạc Giao hưởng
• Âm nhạc Thính phòng
• Symphonic poem (Thơ giao hưởng)
• Kisstunes.com – Chơi nhạc cụ ngay trên web
• Nhạc cụ Dutar
• Nhạc cụ Domra
• Nhạc trưởng nổi tiếng Hidemi Suzuki tới Việt Nam biểu diễn
• Nhạc cụ Archlute
• Nhạc cụ Appalachian Dulcimer
• Nhạc cụ dân tộc và ca trù
• Để âm nhạc thay bạn dạy con
• Nhạc cụ Ajaeng
• Nhạc cụ Aeolian Harp
• Khi ca trù, nhạc thể nghiệm... ra đường
• Học chơi nhạc cụ giúp kích thích sự phát triển trí nhớ ở trẻ
• Lịch sử các loại nhạc cụ: Phần I - Piano
• Lịch sử các loại nhạc cụ: Phân II - Violin
• Lịch sử các loại nhạc cụ: Phần III - Viola
• Người làm sống lại nghề làm nhạc cụ dân tộc
• Phân loại các loại guitar thường gặp
• Giới thiệu Nhã nhạc cung đình Huế với giới trẻ TP.HCM
• Nhạc cung đình Việt Nam
• Cảm thụ âm nhạc
• Tìm hiểu các ký hiệu ghi trường độ - Tự học PIANO
• Nhạc lý căn bản tìm hiểu các ký hiệu ghi cao độ
• Những lý thuyết căn bản đẻ nắm vững nhạc lý căn bản
• Cách sử dụng Pedal của đàn Piano
• Lịch sử các dàn nhạc giao hưởng
  • Tin tức
  • SẢN PHẨM
    • Đàn guitar
    • Đàn Organ
    • Kèn
    • Đàn Piano
    • Đàn Electone 3 Dàn
    • Đàn Violin Viola cello
    • Trống drum
    • Conga Bongo
    • Kèn Harmonica Melodion
    • Nhạc cụ dân tộc
    • Accordion
    • Amplifier
    • Phụ kiện
  • Giới thiệu
  • Thanh toán
  • Tin tức
  • Bảo Hành
Đăng ký nhận tin

Fanpage Facebook

Nhạc Cụ Hữu Thủy

Trụ sở chính: 254 Phố Vọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại liên hệ: Hữu Thủy 0913 500 956
Tel: (04) 36647 240Fax: (04) 36647 240
Cơ sở 2: 52 - Tương Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 0914 369 939
Email: nhaccuhuuthuy@gmail.com
website: http://bannhaccu.com.vn

Fanpage Facebook

Gửi yêu cầu tư vấn




Thiết kế web bởi haanhco.,ltd

0913500956
0913500956Facebook: Nh%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A5-H%E1%BB%AFu-Th%E1%BB%A7y-Guitar-Store-354031244678627/Zalo: 0913500956